Dự luật quan su mới cho phép Nhật Bản cung cấp nhiên liệu và đạn dược cho các tàu chiến của Mỹ ở bất kỳ đâu, làm cho Tokyo có thể bị "kéo" tranh chấp tại Biển Đông.


Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có kế hoạch mở rộng phạm vi phi chiến đấu trong xung đột vũ trang tới ngoài “khu vực xung quanh Nhật Bản”. Nếu được thông qua, luật mới sẽ cho phép Tokyo cung cấp nhiên liệu và đạn dược cho các tàu chiến của Mỹ ở bất kỳ đâu nếu Nhật Bản nhận thấy một nguy cơ đối với an ninh nước này.
Dự luật mới nhận được sự ủng hộ từ các chính đảng trong chính phủ liên minh của ông Shinzo Abe và gần như sẽ được thông qua. Với việc mở rộng phạm vi hỗ trợ Mỹ, dự luật này có khả năng sẽ “kéo” Tokyo vào các hoạt động tranh chấp tại Biển Đông.
Cả Mỹ và Nhật Bản không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng tuyên bố có lợi ích ở khu vực này. Đây là nơi tồn tại tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có Philippines. Mỹ ký hiệp ước ràng buộc bảo vệ Philippines nếu quốc đảo này bị tấn công.
Phát biểu với Reuters, một quan chức quân sự cấp cao Philippines cho biết Manila hoan nghênh những nỗ lực của Tokyo trong việc mở rộng hoạt động tại các khu vực tranh chấp theo luật mới.
"Kể từ khi Mỹ và Nhật Bản có một thỏa thuận, tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Nhật Bản bị kéo vào cuộc xung đột ở Biển Đông", ông nói.
Biển Đông là khu vực chiến lược với lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD được vận chuyển qua mỗi năm, phần lớn có điểm đến và xuất phát là các cảng của Nhật Bản.
Căng thẳng đã gia tăng giữa Bắc Kinh và Manila, khi hai bên đều đòi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Trong một động thái có thể được hiểu như là một lời cảnh báo cho Bắc Kinh, Mỹ và Philippines bắt đầu tập trận quân sự chung trong tuần này. Đây là cuộc tập trận lớn nhất trong 15 năm qua.
"Nếu Philippines xảy ra xung đột với Trung Quốc, họ sẽ gửi tín hiệu SOS cho đồng minh của họ là Mỹ", một chuyên gia quân sự Nhật Bản nói với Reuters."Nếu sau đó, quân đội Mỹ tìm kiếm sự hỗ trợ từ Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, như vậy vấn đề đã trở thành Nhật Bản có thể làm gì".
Đọc thêm tại : Tin nhanh
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có kế hoạch mở rộng phạm vi phi chiến đấu trong xung đột vũ trang tới ngoài “khu vực xung quanh Nhật Bản”. Nếu được thông qua, luật mới sẽ cho phép Tokyo cung cấp nhiên liệu và đạn dược cho các tàu chiến của Mỹ ở bất kỳ đâu nếu Nhật Bản nhận thấy một nguy cơ đối với an ninh nước này.
Dự luật mới nhận được sự ủng hộ từ các chính đảng trong chính phủ liên minh của ông Shinzo Abe và gần như sẽ được thông qua. Với việc mở rộng phạm vi hỗ trợ Mỹ, dự luật này có khả năng sẽ “kéo” Tokyo vào các hoạt động tranh chấp tại Biển Đông.
Cả Mỹ và Nhật Bản không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng tuyên bố có lợi ích ở khu vực này. Đây là nơi tồn tại tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có Philippines. Mỹ ký hiệp ước ràng buộc bảo vệ Philippines nếu quốc đảo này bị tấn công.
Phát biểu với Reuters, một quan chức quân sự cấp cao Philippines cho biết Manila hoan nghênh những nỗ lực của Tokyo trong việc mở rộng hoạt động tại các khu vực tranh chấp theo luật mới.
"Kể từ khi Mỹ và Nhật Bản có một thỏa thuận, tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Nhật Bản bị kéo vào cuộc xung đột ở Biển Đông", ông nói.
Biển Đông là khu vực chiến lược với lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD được vận chuyển qua mỗi năm, phần lớn có điểm đến và xuất phát là các cảng của Nhật Bản.
Căng thẳng đã gia tăng giữa Bắc Kinh và Manila, khi hai bên đều đòi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Trong một động thái có thể được hiểu như là một lời cảnh báo cho Bắc Kinh, Mỹ và Philippines bắt đầu tập trận quân sự chung trong tuần này. Đây là cuộc tập trận lớn nhất trong 15 năm qua.
"Nếu Philippines xảy ra xung đột với Trung Quốc, họ sẽ gửi tín hiệu SOS cho đồng minh của họ là Mỹ", một chuyên gia quân sự Nhật Bản nói với Reuters."Nếu sau đó, quân đội Mỹ tìm kiếm sự hỗ trợ từ Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, như vậy vấn đề đã trở thành Nhật Bản có thể làm gì".
Đọc thêm tại : Tin nhanh
0 nhận xét | Viết lời bình